Quý khách đang xem:
Nhận diện trí thông minh của bạn với trắc nghiệm "Đa Trí Thông Minh"
Nhận thẻ quà tặng Urbox lên đến 45 triệu VND với hợp đòng bảo hiểm có kỳ phí đầu tiên từ 15 triệu VND.
Tìm hiểu thêmcác trang Khách Hàng Cá Nhân
Quý khách đang xem:
Nhận diện trí thông minh của bạn với trắc nghiệm "Đa Trí Thông Minh"
Lâu nay, người ta thường đồng nhất khái niệm "thông minh" với khả năng trí tuệ và được "định giá" thông qua các bài trắc nghiệm IQ. Nhiều điều tra xã hội học đã chứng minh rằng, những người có IQ cao dễ thành công trong công việc và cuộc sống hơn những đối tượng khác. Nhưng, một nghiên cứu về lý thuyết "đa thông minh" của nhà tâm lý học đại học Harvard Howard Gardner đã đưa đến những cách nhìn khác.
Lần đầu tiên, ngân hàng UOB Việt Nam phối hợp cùng Học viện Quản lý Singapore (SIM) mang đến bài trắc nghiệm “Đa Trí Thông Minh” giúp bạn nhận diện được những loại hình trí thông minh khác nhau của bản thân.
Mỗi cá nhân sở hữu các loại hình trí thông minh khác nhau. Khám phá những kết hợp độc đáo các tố chất thông minh của bạn là bước đệm đầu tiên giúp bản thân phát triển tiềm năng thực sự.
Dành cho phụ huynh
Đây là một công cụ đánh giá năng khiếu để giúp phụ huynh khám phá loại trí thông minh mà con bạn có thể có và đưa ra đánh giá những điểm mạnh của con bạn
Dành cho cá nhân
Khám phá những loại hình trí thông minh mà bạn đang sở hữu và cách bạn sử dụng những tiềm năng này trong từng khía cạnh của cuộc sống
Lý thuyết “Đa Trí Thông Minh” - Theory of Multiple Intelligences (MI) – được nhà Tâm lý học Howard Gardner, GS. ĐH Harvard đưa ra lần đầu trong cuốn sách “Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences” xuất bản vào năm 1983.
Trong lý thuyết này, Howard phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm thông minh, vốn thường vẫn được đồng nhất và đánh giá dựa trên các bài trắc nghiệm IQ. Ông cho rằng khái niệm này chưa phản ánh đầy đủ các khả năng tri thức đa dạng của con người.
Theo ông, ở trường, một học sinh giải quyết dễ dàng một bài toán phức tạp chưa chắc đã thông minh hơn đứa trẻ khác loay hoay làm mãi không xong bài toán đó. Cậu học sinh thứ hai rất có thể sẽ giỏi hơn trong các “dạng” thông minh khác.
Lý thuyết “đa thông minh” cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng “phạm trù” trong hệ thống các dạng thông minh. Mức độ này thấp hay cao thể hiện hạn chế hay ưu thế của cá nhân đó trong lĩnh vực này. Đặc biệt, mức độ này không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của họ mà sẽ có thể thay đổi (nâng cao hay giảm đi) tùy vào điều kiện trau dồi.
Theo đó, Howard Garder và nhóm cộng sự của mình đề xuất việc giáo dục trong nhà trường không nên “rập khuôn” ở một nội dung chung cho các đối tượng, mà nên phân loại thành các hình thức đào tạo tập trung để phát triển (những khả năng) hoặc cải thiện (những mặt yếu) của học sinh.
Lý thuyết này đã gây nên sự chú ý đặc biệt, kéo theo sự tranh luận sôi nổi trong cộng đồng các nhà tâm lý học, giới học thuật và giáo dục. “Bất chấp” những tranh cãi trong giới học thuật, lý thuyết này đã được các nhà giáo dục và các nhà làm chính sách đón nhận nhiệt tình. Trong hơn 20 năm qua, nó thực sự đã ảnh hưởng rất lớn vào nhận thức và hành động trong giáo dục, đặc biệt là ở Mỹ.
Là bài trắc nghiệm được dùng để đánh giá và phân loại tố chất theo hệ phân loại Đa Trí thông minh của Howard Gardner, bài Trắc nghiệm MI là công cụ được dùng để nhận diện điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi cá nhân.
Được giới thiệu lần đầu tiên trong quyển sách “Frames of Mind” (đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt với tên “Cơ cấu Trí khôn”) vào năm 1983, lý thuyết Đa Trí thông minh hay Trí thông minh đa dạng (Multiple Intelligences) của Howard Gardner được chào đón và nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều những nhà tâm lý và công chúng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, lý thuyết Đa Trí thông minh được giới thiệu rộng rãi thông qua 2 quyển sách “7 loại hình thông minh” và “Bạn thông minh hơn bạn nghĩ” của tác giả Thomas Amstrong.
Với lý thuyết về Đa Trí thông minh, Howard Gardner đã đề xuất ra một góc nhìn mới để đánh giá, cũng như phân loại và đo lường tài năng của con người. “Trí thông minh” không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là khả năng tính toán số (Logic/Toán học) hay khả năng ghi nhớ và sử dụng vốn từ vựng (Ngôn ngữ), mà giờ được hiểu rằng mỗi cá nhân đều có những tố chất riêng, mà đều có thể được phát triển thành những năng lực tương ứng. Hiện tại MI đã được tiếp tục nghiên cứu và phát triển đến 9 loại hình trí thông minh:
Lý thuyết về Đa trí thông minh đã được ứng dụng phổ biến trong các trường học ở Mỹ, với mục tiêu thiết kế chương trình giảng dạy và những hoạt động học tập phù hợp, khuyến khích học sinh nhận diện và phát triển những loại hình mạnh của mình, đồng thời biết cách khắc phục những điểm yếu, từ đó có được nền tảng vững vàng cho sự nghiệp trong tương lai.
Bài Trắc nghiệm MI hoàn chỉnh có 86 câu hỏi với thời gian hoàn thành trong khoảng 5 phút có thể giúp bạn nhận diện được những loại hình trí thông minh mạnh và yếu của bản thân.
19 Dec 2024 • 4 phút đọc
19 Dec 2024 • 4 phút đọc
Tìm kiếm nổi bật